Sửa cái nhầm
Ông vào Đảng sớm. nhà 5 con nhưng có mỗi thằng con trai nên theo thói thường ở thôn quê, ông mong sớm có cháu nội nối dõi tông đường.
Thằng con giai của mới 18 tuổi chú đã lo cưới vợ cho nó. Nhưng như vậy sẽ vi phạm luật hôn nhân. Điều đó là cấm kị với mỗi Đảng viên.
Tuy yêu Đảng , nhưng ông lại là người coi việc nhà hơn việc nước. Nghĩ ngợi mấy ngày ông ngồi hí hoáy viết đơn xin ra khỏi Đảng để lo vợ cho con. Ông bảo làm thế không tổn hại đến thanh danh Đảng, ra Đảng để bảo vệ Đảng.
Tôi bảo vậy khi lấy vợ cho nó xong chú lại phấn đấu xin kết nạp lại. Thế là chú được việc nhà, hoãn Đảng vài năm rồi lại về với Đảng. Vừa lợi nước mà vẫn không thiệt nhà. Chú cười ; ai lại làm thế, người ta cười cho. Mình dù là đảng viên quèn nhưng phải biết tự trọng chứ.
Cứ tưởng chú tôi không biết gì, nhưng hóa ra cũng sâu sắc lắm. Chú bảo mình là người trọng nguyên tắc thì làm thế chứ bây giờ khối ông làm to mà con cái kết hôn với đối tượng của cách mạng có làm sao đâu. Nhiều ông to không coi trọng nguyên tắc là vì biết mình ở trên cao quyền lớn nên không ai dám mó dái ngựa. Chú mà làm thế thì bị kỉ luật ngay. Tuy là Đảng cả nhưng không phải bình đẳng cả đâu, cũng việc ấy làm to không có tội nhưng đảng viên quèn như chú thì liệu hồn, kỉ luật như bỡn.
Ông bảo Đảng viên cũng hay, nhưng một nửa con người mình là của gia đình, sống chết với gia đình chứ Đảng như chú chỉ đóng vai giơ tay đồng ý thì có khi còn có hại. Chú từ khi thôi Đảng thấy nhẹ cả người.
Nếu chú ấy còn trong Đảng thì đã có huy hiệu 60 năm. Nhưng lúc xin ra Đảng thì chưa có qui định về niên hạn được nhận huy hiệu dù đã trên ba chục năm trong Đảng. Tôi bảo chú: thế là xưa họ kết nạp nhầm chú, vì chú là người đặt lợi nhà trên ích của Đảng. Chú bảo nhảm nào, chú chỉ là một nông dân thôi. Nông dân thì làm như chú là phải. Mình thì biết cái gì mà vào đấy háu táu. Chính là chú nhầm khi làm đơn. Chỉ khi có việc nhà bức thiết chú mới biết mình nhầm, nên làm đơn kịp thời xin ra đẻ sửa cái nhầm.
Thì ra chú là người chân thật hơn nhiều người đang cầm thẻ Đảng.
5/11/2011
Đông Ngàn
. Bookmark the permalink.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét