Thứ Sáu, 04 tháng 11 2011
Quyển sách mới về Coco Chanel
Coco Chanel là một trong những nhà vẽ kiểu thời trang hàng đầu của Pháp, trải qua nhiều thế hệ. Bà qua đời năm 1971 ở tuổi 87. Cuộc đời từ hai bàn tay trắng trở thành tỉ phú của bà đã làm đề tài cho nhiều kịch, phim, và TV. "Coco Chanel: The Legend and The Life" là quyển sách mới nhất nói về bà.
Hình: public domain
Justine Picardie, nhà báo chuyên viết về thời trang là tác giả quyển sách. Tác giả cho biết tên khai sanh của Chanel là Gabrielle:
“Bố mẹ bà sống chung mà không có đám cưới. Bố bà cũng chẳng thiết tha gì đến bà. Ông không phải là một người cha có trách nhiệm gì mấy.”
Dù người cha vắng mặt, ông có ảnh hưởng sâu xa đến đứa con:
“Bố của bà là nhà buôn đi đây đi đó. Ông bán các loại khuy nút và ruy băng đủ màu. Chúng ta có thể nhận thấy những nét này trên các mẫu thiết kế của Chanel.”
Mẹ bà chết khi bà 11 tuổi. Bố bà gửi bà cho trại mồ côi. Tại đây bà học may:
“Các hạt ngọc mà ta thấy phản ánh trong nhiều tác phẩm của Chanel dường như là những hạt chuỗi cầu kinh của các bà xơ trong trại mồ côi, những vòng tràng hạt mà các bà xơ quấn bên hông.”
Sau khi rời trại mồ côi, Chanel hát cho một phòng trà. Nhờ tiền của một bạn trai, Chanel mở một shop bán nón tại Paris. Nhưng khách hàng đến mua nón thấy bà mặc quần áo đẹp và cũng muốn có những bộ như vậy. Tác giả Picardie cho biết:
“Thời bấy giờ phụ nữ hay mặc áo nịt ngực. Họ mặc những loại không có chỗ để thở, nói chi đến đi đứng, lao động. Chanel có công giải phóng phụ nữ khỏi loại áo này.”
Bà giới thiệu bộ thiết kế độc đáo của thế kỷ 20: áo dài màu đen.
Trong thời gian Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp, Chanel cặp bồ với với một sĩ quan Đức, khiến cho các nhà báo Pháp hết sức bực bội và có những bài phê phán bà.
Cho đến cuối thập niên 1950 bước sang những năm đầu của thập niên 1960, bà mới ngoi lên lại:
“Bà bắt đầu vẽ kiểu quần áo cho tất cả mọi người; từ các diễn viên điện ảnh như Brigitte Bardot, Jane Fonda, Elizabeth Taylor, Marilyn Monroe, cho đến đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Jackie Kennedy.”
Nhà phê bình thời trang Suzy Menkes nhận xét:
“Bí quyết của Chanel là sự trong sáng, hiện đại, và riêng tôi còn thấy nơi bà một cái gì đó đi trước người khác, rất hiện đại, rất sinh động.”
Sau khi bà qua đời, thương hiệu Chanel được quản lý tốt bởi những người kế thừa. Họ luôn luôn làm mới thương hiệu Chanel và cứ tiếp tục như vậy. Đó là lý do tại sao đến bây giờ Chanel vẫn được kể là hàng hiệu. Nhà thiết kế vẫn còn là nguồn cảm hứng cho những người kế tục.
“Bố mẹ bà sống chung mà không có đám cưới. Bố bà cũng chẳng thiết tha gì đến bà. Ông không phải là một người cha có trách nhiệm gì mấy.”
Dù người cha vắng mặt, ông có ảnh hưởng sâu xa đến đứa con:
“Bố của bà là nhà buôn đi đây đi đó. Ông bán các loại khuy nút và ruy băng đủ màu. Chúng ta có thể nhận thấy những nét này trên các mẫu thiết kế của Chanel.”
Mẹ bà chết khi bà 11 tuổi. Bố bà gửi bà cho trại mồ côi. Tại đây bà học may:
“Các hạt ngọc mà ta thấy phản ánh trong nhiều tác phẩm của Chanel dường như là những hạt chuỗi cầu kinh của các bà xơ trong trại mồ côi, những vòng tràng hạt mà các bà xơ quấn bên hông.”
Sau khi rời trại mồ côi, Chanel hát cho một phòng trà. Nhờ tiền của một bạn trai, Chanel mở một shop bán nón tại Paris. Nhưng khách hàng đến mua nón thấy bà mặc quần áo đẹp và cũng muốn có những bộ như vậy. Tác giả Picardie cho biết:
“Thời bấy giờ phụ nữ hay mặc áo nịt ngực. Họ mặc những loại không có chỗ để thở, nói chi đến đi đứng, lao động. Chanel có công giải phóng phụ nữ khỏi loại áo này.”
Bà giới thiệu bộ thiết kế độc đáo của thế kỷ 20: áo dài màu đen.
Trong thời gian Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp, Chanel cặp bồ với với một sĩ quan Đức, khiến cho các nhà báo Pháp hết sức bực bội và có những bài phê phán bà.
Cho đến cuối thập niên 1950 bước sang những năm đầu của thập niên 1960, bà mới ngoi lên lại:
“Bà bắt đầu vẽ kiểu quần áo cho tất cả mọi người; từ các diễn viên điện ảnh như Brigitte Bardot, Jane Fonda, Elizabeth Taylor, Marilyn Monroe, cho đến đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Jackie Kennedy.”
Nhà phê bình thời trang Suzy Menkes nhận xét:
“Bí quyết của Chanel là sự trong sáng, hiện đại, và riêng tôi còn thấy nơi bà một cái gì đó đi trước người khác, rất hiện đại, rất sinh động.”
Sau khi bà qua đời, thương hiệu Chanel được quản lý tốt bởi những người kế thừa. Họ luôn luôn làm mới thương hiệu Chanel và cứ tiếp tục như vậy. Đó là lý do tại sao đến bây giờ Chanel vẫn được kể là hàng hiệu. Nhà thiết kế vẫn còn là nguồn cảm hứng cho những người kế tục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét