Những cái gì cảm thấy... ngứa mắt thì cấm
Nguyễn Dư (danlambao) - Năm nay "đảng ta" đã gần bảy mươi tuổi đời, tức là đã già. Già mà còn dại, không có đầu óc cởi mở, cứ ôm khư khư bảo thủ những điều cấm mà không thể cấm, làm cho thiên hạ khắp nơi phải bịt mũi mà cười. Đã mấy chục năm rồi mà cứ ca bài "con đường xưa em đi". Ca hoài mà không thấy nhàm chán sao ta?! Đúng là lãnh đạo "đảng ta" toàn là những "đỉnh cao trí tuệ loài người"...
*
Người ta kể rằng cái thời "vàng son" của cộng sản vào mùa xuân năm bảy lăm, chính quyền Việt Nam cấm để tóc dài và mặc quần ống rộng. Những tuổi trẻ thanh niên, sinh viên học sinh nào vi phạm sẽ bị đem ra hội đoàn, nhà trường hoặc lớp học "đấu tố". Không rõ chuyện thực hư ra sao. Cũng không rõ trong hình luật Việt Nam có điều khoản nào cấm, hay đó chỉ là vì phong cách của "ngụy", là những sự phản cảm vào thời đó, tức là chỉ vì cảm thấy... ngứa mắt thì cấm.
Nhắc lại chút chuyện xưa để thấy chuyện nay. Cái chuyện mà người ca sĩ mở đại nhạc hội, người ta rút giấy phép vì hát những bài hát thuộc về "quốc cấm". Tưởng gì chứ những bài hát mà người ta cấm, có ai tò mò tìm hiểu xem, thử đi từ những vùng cao nguyên hẻo lánh, ra đến hải đảo và xuống đến tận rừng U Minh xa xôi, hỏi xem những đứa bé mới tập ca hát có đứa nào mà không thuộc. Còn cái tựa đề cho đêm văn nghệ là "... ba mươi năm tái ngộ", cái này người ta viện cớ trong giấy phép không có xin với cái tựa đề này. Chỉ có thế mà cấm đêm văn nghệ, trong khi chương trình ban tổ chức đã xếp rồi thì cũng là điều hơi lạ! Người ta có thể đặt vấn đề ra là nếu tất cả những ca sĩ "cách mạng" lấy cái tựa vừa nêu thì có bị kiếm cớ hạch sách không; hay chỉ vì ca sĩ "ngụy", vì lý do gì, đi đâu mà ba mươi năm sau mới tái ngộ nhỉ? Nhìn lại ba mươi năm về trước, người dân chỉ toàn ăn ngô khoai, xếp hàng lãnh tem phiếu thực phẩm, vượt biên... Cái xã hội nghèo đói xưa kia mà người ca sĩ "ngụy" này gợi lại hiện về trong trí óc dân Hà Nội.
Hai sự việc, họ lấy cớ để cấm vừa nêu có ăn nhậu gì đến an ninh quốc gia hay làm ảnh hưởng nguy hại đến đời sống cộng đồng xã hội? Nghe nói giá vé bán từ năm trăm ngàn lên đến tận cả mấy triệu. Thì đây chỉ là một sự phản cảm, tức là cảm thấy... ngứa mắt, cấm chỉ vì ông bầu không biết điều. Ban tổ chức nếu biết điều, chỉ cần làm thủ tục "đầu tiên" rồi nhẹ nhàng, êm ái chiều ý sếp chút thôi thì đâu lại vào đấy; còn bằng không, ngược lại thì mất trắng tay nghe chửa!
Điều hành một quốc gia, chính quyền không theo luật lệ nên dễ lộng quyền, tùy tiện. Hiến pháp dầu cho có sửa năm lần bảy lượt mà không thực thi thì cũng như không.
Một chuyện nữa tôi muốn đề cập thêm ở đây là chính quyền Việt Nam cấm mọi người cười công khai, cho nên người ta phải cười lén, cười chui. Trong việc cho thu hồi cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" là một thí dụ.
Chỉ nội đọc cái tựa đề tưng tửng của cuốn sách không thôi, ai có đầu óc hài hước chắc không khỏi mắc cười. "Đầu mưng mủ" thì mới trở thành sát thủ, chứ cái đầu bình thường thì không ai lại đi giết người. Còn câu "Chảnh như con cá cảnh". Câu này thì quá đúng rồi. Chỉ có con cá cảnh mới được người ta trân trọng đem đặt ở phòng khách, không ai đem đặt ở nhà bếp; chỉ có con cá cảnh mới được thiên hạ trầm trồ qua vẻ đẹp, đã vậy nó còn lượn lờ như khiêu khích; chứ còn như con cá lóc hay con cá tra, chưa kịp đặt chân vào đến nhà bếp, thì đã bị đập đầu mất tiêu rồi.
Như câu: "Bộ đội phải chơi trội". Câu này đúng là mỉa mai, châm biếm; đã vậy còn chơi thêm cái hình biếm họa hai tên bộ đội đá trái lựu đạn như đá cầu, thật là hết biết! Nhưng bộ đội đâu có chơi trội bằng cha con ôm bom đem về nhà cưa ra, lấy bán sắt vụn, họ còn chơi trội hơn anh bộ đội nhiều.
Còn nhiều những câu châm biếm và mấy cái hình biếm họa phản cảm, đụng chạm, nói lên tình cảnh y chang như sự biến tướng không mấy tốt đẹp của xã hội, của người dân Việt, làm cho chính quyền cộng sản, người trực tiếp mấy chục năm nay điều hành đất nước Việt Nam phải nhột cho thể diện quốc gia nên cảm thấy... ngứa mắt, cấm.
Năm nay "đảng ta" đã gần bảy mươi tuổi đời, tức là đã già. Già mà còn dại, không có đầu óc cởi mở, cứ ôm khư khư bảo thủ những điều cấm mà không thể cấm, làm cho thiên hạ khắp nơi phải bịt mũi mà cười. Đã mấy chục năm rồi mà cứ ca bài "con đường xưa em đi". Ca hoài mà không thấy nhàm chán sao ta?! Đúng là lãnh đạo "đảng ta" toàn là những "đỉnh cao trí tuệ loài người".
. Bookmark the permalink.
Hỏi mấy nhà lão thành cấm như vậy có đúng hay không.
Có những cái nhu cầu hằng ngày, không phải là ngứa mắt nhưng
nó vẫn cấm, như:
CẤM ĂN: Bảo phải thắt lưng buộc bụng.
CẤM ĐẺ: Mmột trong bốn tứ khoái, có cái đó mới đẻ chứ.
CẤM NÓI: Tự do ngôn luận ở đâu, muốn bịt miệng à.
CẤM ĐI BIỂU TÌNH: Có chân phải đi, đâu có bị què.
CẤM HỘI HỌP: Điều nào trong hiến pháp.
Sống dưới ách nô lệ cộng sãn: Cấm, Cấm, Cấm, còn nhiều nhiếu cái cấm nữa.
VIỆT-NAM DÂN-CHỦ CỘNG-HÒA
ĐỘC-LẬP TỰ-DO HẠNH-PHÚC...
Xem ra thật rỗng toét, chả đúng một mảy may nào cả!
Phải nói rằng:
VIỆT NAM - CỘNG SÃN - ĐỘC TÀI
ĐÁNH ĐẠP - KHỔ ĐAU - BẠT PHÚC.
(NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VN 20/11)
Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc
Bà con ơi, muốn biết rõ vì sao mà CS cấm Chế Linh hát thì hãy hỏi tên nghị nổ lưu đạn Hoàng Vô Phước hay hữu phước gì đó ở cuốc hội để nó giải thích cho, rằng thì là "hát hò bây giờ cũng là một cách biểu tình miệng"...
Chính tên khùng đó đang hô hào cấm ra luật biểu tình !