14 tháng 11, 2011

Một góc nhìn khác về điều 88 Bộ luật hình sự

Một góc nhìn khác về điều 88 Bộ luật hình sự


Lê Trần Luật - Có rất nhiều lý do để xóa bỏ điều 88 Bộ luật hình sự Việt nam hiện hành. Dư luận cũng như các chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rất nhiều điểm bất cập và sự vô lý của điều luật này. Đặt biệt ai ai cũng dễ dàng nhận ra đây là điều luật vi hiến. Điều luật này là một trong những cản trở lớn nhất đối với nhiều người đấu tranh đòi dân chủ ở Việt Nam.

Trong bài viết này tôi xin được trình bày một cách tiếp cận khác về điều 88 Bộ luật hình sự Việt nam. 

Trước hết, nói đến hệ thống pháp luật là nó đến một hệ thống các giá trị chuẩn mực bảo đảm cho một trật tự xã hội phát triển dựa trên nền tảng của sự công bằng. Sự công bằng không những phải được thể hiện ở nội dung điều luật, mà còn phải thể hiện rỏ ở mọi khâu áp dụng pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đó là lẽ công bằng khi áp dụng một điều luật vào trong thực tiển. Mọi hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều phải được điều tra, truy tố và xét xử. Cùng có hành vi vi phạm thì không thể xử người này mà không xử người khác, đó là lẽ công bằng khi áp dụng pháp luật. 

Trở lại với điều 88 Bộ luật hình sự, hành vi vi phạm được mô tả như sau: Tuyên truyền, làm ra, tàng trữ và lưu hành các luận điệu phỉ báng chính quyền, các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống nhà nước. Với sự mô tả hành vi vi phạm của điều luật, chúng ta dễ dàng nhận thấy với tốc độ phát triển vượt bậc của Internet và số lượng người sử dụng tăng nhanh chóng thì phải nói hiện nay có hàng triệu người đang vi phạm điều luật này. Hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe thấy nhiều người từ anh chạy xe ôm cho tới bà bán hàng rong phàn nàn về chính quyền hiện, thậm chí là tuyên truyền nói xấu, chẳng lẽ cũng phải truy tố họ hay sao? Nếu không điều tra truy tố và xét xử hết những người này thì không công bằng, còn nếu phải làm thì liệu nhà nước có đủ con người và các thiết chế đi kèm để thực hiện hay không? Chắc chắn là không. Hàng ngày cứ lướt vài trang veb, đọc vài bài, xem vài cái comment thôi đã thấy có hàng chục người làm ra, hàng trăm người lưu trữ, hàng ngàn người tuyên truyền các tài liệu phản ứng, chỉ trích chính quyền này, thậm chí có người còn muốn nhổ toẹt nước bọt vào cái chính quyền hiện tại. Nếu phải làm thì cần có hàng chục triệu công chức từ công an, thẩm phán, giám thị trại giam để bổ sung vào lực lượng hiện tại. Khi đó khắp đất nước Việt Nam chắc không còn trường học mà chỉ toàn là nhà tù chật cứng những người vi phạm điều 88. 

Như vậy xét từ góc độ công bằng trong khâu áp dụng pháp luật thi rõ ràng điều 88 không thể áp dụng một cách công bằng đối với mọi người. 

Thứ hai, về mặt xã hội có thể nói hành vi vi phạm điều 88 đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến, một đòi hỏi khách quan. Khi một hành vi đã trở nên quá phổ biến và được xã hội chấp nhận thì hành vi đó không thể xem là tội phạm, bởi lẽ pháp luật phải xuất phát từ các nguyện vọng xã hội. Mặc khác Nhà nước sẽ không bao giờ đủ năng lực về vật chất cũng như con người để điều chỉnh các hành vi phổ biến này. Nhà nước có thể điều chỉnh bằng phương pháp khác hoặc chấp nhận các hành vi trên chứ không thể bằng biện pháp hình sự. Trước đây cũng từng có một tội danhvới lý do tương tự như vậy đã bị xóa bỏ, đó là tội “Cân, đo, đong, đếm thiếu”. Thử nghĩ hàng ngày có hàng trăm triệu các giao dịch mua bán, làm sao mà Nhà nước có thể kiềm soát và thực thi điều luật này được. Các hành vi sai phạm này sẽ tự điều chỉnh bằng uy tín và đạo đức kinh doanh, Nhà nước không thể điều chỉnh nó bằng biện pháp hình sự được. Tội danh này sau đó được bãi bỏ trong bộ luật hình sự Việt nam. 

Với cách tiếp cận điều 88 Bộ luật hình sự như vậy, tôi cho rằng Nhà nước có thêm một lý do để không nên tiếp tục duy trì điều 88 nữa. Cần bãi bỏ ngay lập tức điều luật phản động này, tạo sự công bằng và phát triển một xã hội dân chủ. 

Sài gòn ngày 12 tháng 11 năm 2011 


. Bookmark the permalink.

5 Responses to Một góc nhìn khác về điều 88 Bộ luật hình sự

  1. www.ngonluan.de says:
    - Viet Nam con che do doc tai Cong san cai tri se mat TAT CA

    - Viet Nam co Tu Do - Dan Chu se co TAT CA

    ..." Nhân dân Việt Nam phải được sống trong một thể chế Tự Do- Dân Chủ, ấm no và hạnh phúc như các dân tộc khác trên thế giới.
    Tổ quốc Việt Nam phải được tôn trọng, bình đẳng, giàu mạnh, phát triển và tiến bộ như các Quốc Gia khác trên khắp hành tinh này.

    Tên tiếng Việt : Ðảng Tự Do Dân Chủ Việt Nam.
    ( Viết tắt : Ð.TDDCVN )
    Tên Quốc Tế : Freedom - Democracy Party of Vietnam
    ( Viết tắt: FDPV )

    www.ngonluan.de (info)
  2. Nặc danh says:
    88 BLHS la LA BUA HO MANG cua DCSVN!!!
  3. Lê dủ Chân says:
    Đều 88 bộ luật hình sự là mạch máu của Đều 4 hiến pháp của đảng và nhà nước CHXHCNVN. Bác Luật đòi đảng và nhà nước bỏ đi xem như bảo họ tự sát rồi. Chuyện này không thể xảy ra ngoại trừ nhân dân tự đứng lên làm lấy. Chúc bác khỏe.
  4. Nặc danh says:
    Ta như nước dâng,dâng , tràn có bao giờ tàn,
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang,
    Lê sau bàn chân GÔNG CÙM một thời xa xăm,
    Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian...
    (Lời nhạc Nguyễn Đức Quang )

    Đây đúng là lời hiệu triệu chúng ta bẻ 2 còng số 8 rồi quật xiềng xích nô lệ vào mặt cộng sản, kẻ đã dùng xiềng xích trói buộc và còng chúng ta bằng điều luật 88 man rợ của thời trung cổ....
  5. Nặc danh says:
    Sao ĐCS dám bỏ cái điều 88 được hả mấy bác. Bùa hộ mệnh cho chế độ Đảng cầm quyền mà.Chờ khi nào lật đổ đảng thì mới mơ dẹp cái điều 88.

Leave a Reply

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét