Iran thấy gì sau thất bại xương máu ở Libya?
Phản ứng của Iran sau các cáo buộc rằng họ đang theo đuổi các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân mang đầy vẻ thách thức, đáp lại những lời đe dọa với những cảnh báo cứng rắn về các cuộc trả đũa.
Hình minh họa. Nguồn ảnh: CBS |
Nhưng đằng sau cách nói đó, một nước Iran với nền kinh tế chật vật do các lệnh trừng phạt của nước ngoài lại hiện hữu với một trong những thách thức thoái chí nhất trong lịch sử 32 năm của mình.
Sau khi báo cáo của IAEA về chương trình hạt nhân của Iran được công bố, Mỹ và các quốc gia khác tỏ ý muốn tìm kiếm thêm nhiều đối trọng hơn nữa trong hai vấn đề chính gây sức ép lên Iran: các lệnh trừng phạt và đe dọa tấn công quân sự.
Những nỗ lực này vẫn chưa tạo ra các nhượng bộ nào, và Iran vẫn còn rất tự tin. Nhưng, các nhà phân tích đã đưa ra các lựa chọn cho Iran trong bối cảnh này.
Họ có thể tiếp tục khiêu chiến, hoặc là lùi bước cho các đàm phán về chương trình hạt nhân của họ và các nguy cơ sẽ được đẩy lùi – trong bối cảnh một số quốc gia khác nhưLibya đã bị lật đổ bởi các phong trào nổi dậy của quần chúng.
Lúc này, nhượng bộ gần đây nhất của Iran là tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao nước này đưa ra vào hôm thứ Tư tuần qua, cho biết họ sẵn sàng đàm phán với điều kiện là họp phải được đối xử trên cơ sở công bằng.
Nhưng Lãnh đạo Tối cao của Cộng hòa Iran là Ayatollah Ali Khamenei, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và các tư lệnh cấp cao của quân đội lại có quan điểm sẵn sang đáp trả nếu như Mỹ hoặc Israel tấn công Iran. Ông Ahmadinejad nói rằng Iran không hề thay đổi chương trình hạt nhân của họ.
Chính quyền Libya là là chính quyền quốc gia Ảrập gần đây nhất đã bị lật đổ trong cuộc nổi dậy, và lãnh đạo của họ là Moammar Gaddafi đã mất mạng trong cuộc giao tranh với binh sĩ nổi dậy. Ông Gaddafi đã từ bỏ chương trình hạt nhân và vũ khí hóa học của mình vào năm 2003 để đổi lại đầu tư nước ngoài, lật lại các lệnh trừng phạt và lời tán tụng của các lãnh đạo thế giới.
Các nhà phân tích cho rằng bài học mà Iran có thể học được là, Gaddafi thất bại tại Libya bởi vì ông đã từ bỏ chương trình hạt nhân, và với cùng với đó là một rào cản chống lại can thiệp quân sự nước ngoài. Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây dưong đã hậu thuẫn cho những người nổi loạn vùng lên và sau đó là hạ sát ông Gadhafi.
"Chỉ trong một điều kiện duy nhất mà Iran sẽ lùi bước, đó là nếu như họ thực sự cảm nhận thấy một mối đe dọa lớn lao trong tương lai gần, hoặc là họ sẽ vẫn tiến lên với chương trình hạt nhân của mình mà không hề có điểm dừng" – Hossein Bastani, một cựu quan chức chính phủ hiện đang sống tại Pháp cho biết.
Trong tháng vừa rồi, Liên Hợp Quốc đã công bố một bản báo cáo cung cấp tư liệu về vấn đề nhân quyền tại Iran; Mỹ cũng công bố thêm các cáo buộc Iran liên quan tới cái chết của một quan chức ngoại giao Ảrập tại Washington; và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đưa ra các tuyên bố rõ ràng hơn về các tham vọng hạt nhân của Iran.
Mỹ và các bên đang cố gắng đề cao mối đe dọa từ phía Iran. Họ đang tìm kiếm các tiếng nói ủng hộ cho việc tẩy chay ngân hàng trung ương của Iran. Ngoài ra, Mỹ và Israel cũng nói về khả năng của một cuộc tấn công quân sự.
Trong khi đó, chính quyền Obama đã chuyển sang tăng cường các kho đạn dược của các đồng minh của họ tại Vịnh Ba Tư để lấn át Iran.
Một số nhà phân tích không cho rằng động thái đó sẽ khiến Tehran khuất phục.
"Rất ít khả năng là Iran sẽ đưa ra bất kỳ thỏa hiệp đáng kể nào về chương trình hạt nhân của họ. Trong các nhà cầm quyền của Tehran không có chỗ cho sự ôn hòa" – Karim Sadjadpour, một chuyên gia người Iran tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế cho biết.
Theo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét