20 tháng 12, 2014

THÁNG TƯ HÁT NGỌN DAO ĐÂM!


LÃO MÓC
Cách đây 44 năm, khi những tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đắc Xuân… chít khăn tang cho hàng vạn công nương Huế trong biến cố Thảm sát Tết Mậu Thân 1968 thì ông “nhạc sĩ màu da cam”Trịnh Công Sơn đã viết 2 bản nhạc về biến cố này là “Bài Ca Dành Cho Những Xác Người” và “Hát Trên Những Xác Người”
“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa.
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu.
Mùa Xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
Đuờng đi tới, dù chông gai
Thì quanh đây đã có người
Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây
Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy, bên những vòng ngô khoai”.

Những ca khúc hát trên những xác người đã đưa đất nước và nhân dân VN đến một mùa Đông băng giá dài suốt 44 năm qua dưới sự thống trị bạo tàn của những người lãnh đạo đảng CSVN. Những lời hát của tên nhạc sĩ màu da cam như những lời ai điếu cho một chế độ đang trên đường tự hủy diệt.
Có lẽ để đối phó với sự thành công và gây tiếng vang vượt bực sau chiến dịch ký Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu Toà Bạch Ốc áp lực kinh tế đồi với chính phủ CSVN để can thiệp cho các nhà tarnh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, trong đó có nhạc sĩ Việt Khang là tác giả hai bài hát “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?”, người ta thấy năm nay VC và bọn tay sai mở trận Tổng Tấn Công vào cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại khá sớm sủa.
Ngay từ tháng 3, một ông tự xưng là “nhà giáo Nguyễn Thượng Long” đã lôi 2 bức ảnh“Hành quyết ở Sàigòn” với hình cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đang chỉa súng vào đầu tên đặc công Nguyễn Văn Lốp và bức ảnh trần truồng chạy trong lửa đỏ của cô béPhan Thị Kim Phúc của nhiếp ảnh gia Nick Út. Đây rõ ràng là một bài viết nhằm mục đích đào sâu hận thù cuộc nội chiến, ngoại khiển cách đây 37 năm với những lời thơ rất là cường điệu:
“Anh Giải phóng quân ơi, tên anh đã thành tên đất nước
Tổ Quốc bay lên bát ngát mùa Xuân
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam…”
Và:
“Vâng đã có một thời lãng mạng như thế, một thời trùng trùng điệp điệp là máu “của những con người như thế” và “… Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm, vẫn đàng hoàng nổ súng tiến công”.
37 năm trước, khi theo đoàn quân chiến thắng tiến chiếm “thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”, nhà văn Dương Thu Hương đã khóc vì chợt nhận ra mình đang đi trên con đường dẫn đến “những thiên đường mù”! Tội nghiệp thay, 37 năm sau ông nhà giáo cầm bút viết văn Nguyễn Thượng Long vẫn chưa nhận ra… “chân lý” này! Cái mà ông ta gọi là “dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam” thì hiện nay đã trở thành “dị dạng”; bởi vì, dù “Quân đội Nhân Dân anh hùng, ngàn lần anh hùng” và vô cùng cường điệu “Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm, vẫn đàng hoàng nổ súng tiến công”; trong khi đó thì vị Tổng Tư Lệnh “Quân Đội Nhân Dân anh hùng” là Đại Tướng Phùng Quang Thanh thì lại quỳ mọp trước các quan lớn của Trung Cộng thì làm thế nào mà “Quân đội Nhân dân anh hùng” có thể “chết rồi, nhưng lòng dũng cảm, vẫn đàng hoàng nổ súng tiến công”?
Và, ông nhà văn Trần Mạnh Hảo, nghe nói đã từng là cố vấn của cố Thủ Tướng  Văn Kiệt hay cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải gì đó viết bài “Nhớ Trịnh Công Sơn” ca tụng ông nhạc sĩ màu ca dam này tới tận mây xanh:
“11 năm qua, TCS đã đi vào cõi bất tử. Anh chọn ngày cá tháng tư – ngày nói dối toàn thế giới để ra đi. Hoá ra, tin anh đi khỏi cuộc đời này, về thực chất là một tin bịa đặt. TCS không bao giờ chết khi các ca khúc tuyệt vời của anh còn sống mãi với dân tộc”.
Trong khi đó,thì, trong bài “Trịnh Công Sơn, một loại ký sinh trùng”, tác giả BB Liêm trích đoạn trong quyển “TCS, có một thời như thế” về chuyện TCS tự “ca tụng” chuyện trốn lính của anh ta, như sau::
“… Trốn lính gần như là một cái “nghề” đấy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy dù nhìn dưới góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn còn được nhắc nhỡ đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam”
Và tác giả kết luận:
“Giai đoạn mà TCS cho rằng “u ám, nhiều độc tố” đó, như đã nói trên, chính là giai đoạn mà QLVNCH đang ra sức bảo vệ tự do, no ấm cho 25 triệu đồng bào miền Nam, chống lại cuộc xích hóa của Cộng sản Quốc tế mà Hà Nội là tay sai. Trốn lính trong giai đoạn ấy chỉ có những loại người sau đây: hèn nhát, ích kỷ và CS nằm vùng.
Cho rằng hàng triệu thanh niên miền Nam “trốn lính” vào thời bấy giờ , TCS đã mặc nhiên hòa nhịp theo cung điệu tuyên truyền của các cán bộ CS, loại cán bộ đã huênh hoang “lên lớp” những sĩ quan QL/VNCH trong các trại cải tạo rằng: máy bay của ta nấp ở trên mây, đợi lúc máy bay địch xuất hiện thì bất thần ra nghênh chiến.
Các hành động trốn lính là “một nốt nhạc trong trẻo trong giai đoạn u ám nhiễn độc”,TCS muốn minh định rõ “thiên tài âm nhạc họ Trịnh không thuộc VNCH mà thuộc về “thời đại CHXHCNVN.
Và, tác giả khẳng định:
“Qua tài liệu sống và tài liệu thành văn, TCS là tổng hợp:
-Một kẻ ích kỷ;
-Một tên hèn nhát trốn lính;
-Một tên nằng vùng;
-Một loại ký sinh trùng;
-Một kẻ phản bội;
-Một tên lừa dối;
-Một tên ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”.
Theo Lão Móc, Trịnh Công Sơn là một loại ký sinh trùng là đúng nhất!
Thời sống ở miền Nam trong chế độ Đệ nhị Cộng Hoà, TCS sống ký sinh nhờ vào “máu văn nghệ cải lương võ hiệp Kim Dung” của ông cố Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ và bà Đặng Tuyết Mai. Ông này đã tự xưng mình và vợ mình là “Vô Kỵ, Triệu Minh”! Ở đâu đó, bàĐặng Tuyết Mai đã từng kể lại là đã từng đàn ca xướng hát với Trịnh Cộng Sơn trong trại Huỳnh Hữu Bạc. Và chính gì chuyện “ký sinh” này mà Trịnh Công Sơn đã phải trả ơn bằng cách sáng tác bài “Hát Cho Người Nằm Xuống” ca tụng cố Đại Tá Không quân Lưu Kim Cương.
Sau khi “nối vòng tay lớn”, TCS lại “sống ký sinh” vào Võ Văn Kiệt khi ông này còn là Bí thư thành uỷ tp Sàigòn. Chính nhà văn VC Nguyễn Quang Sáng đã “khoe” là “chị Sáu” Phan Lương Cầm, vợ Võ Văn Kiệt đã từng khen nhặng sị câu “ngày sau sỏi đá cũng còn có nhau” của Trịnh Công Sơn. Và, Nguyễn Quang Sáng cũng cho biết trong thời kỳ nhân dân đói vêu mõm phải ăn bo bo và khoai mì, “anh Sáu” Võ Văn Kiệt đã gửi gạo tiếp tế cho Trịnh Công Sơn! (Xin xem bài “TSC, một loại ký sinh trùng của BB Liêm).
*
Tháng 5 năm ngoái, nữ ca sĩ Ý Lan đã về hát ở Hà Nội, dư luận đã lên tiếng phản đối. Có người đã làm thơ như sau:
“Em về hát ngọn dao đâm
Tiếng rơi nát vụn những âm thanh buồn
Tháng Tư lầy lội linh hồn
Em xưa dường đã quên trầm hương xưa
Máu luồn tim cạn hết chưa
Em về dao ngọt ngậm ngùi thơ ta!”
Chuyện lạ là tháng Tư năm nay, hai miền Nam, Bắc California người ta lại thấy các chương trình ca hát nhạc Trịnh Cộng Sơn và Phạm Duy lại được tổ chức rầm rộ.
Người ta lại thấy “ông nhà văn từ giã văn đàn bước xuống sân khấu ca tụng hạt lúa đỏ để mưu sinh” dạo nào nay lại sống ký sinh vào 2 ký sinh trùng Trịnh Công Sơn, Phạm Duy.
Lại có cả ông “phiếm luận gia “thư gửi bạn ta” chuyên trị sú-chiêng, sì-líp” thỉnh thoảng “lên gân” viết “thư gửi bọn chó đẻ” để ra vẻ ta đây chống Cộng.
Không ai trách gì những kẻ “Gái tơ không biết thù nhà/ Bên sông còn hát khúc Hoa Hậu Đình”.
Nhưng với hai ông nhà văn đã từng cầm bút và đã từng sống nhờ vào những bài viết chống Cộng của mình thì lại khác!
Đây mới đúng là cái thảm cảnh:
“Tháng Tư hát ngọn dao đâm
Hát trên thân xác Việt Nam héo mòn
Tháng Tư lầy lội linh hồn
Tháng Tư mùa ký sinh trùng… kiếm ăn!
Có con kên kên nào mà không kiếm ăn trên những xác người?! Cũng như ký sinh trùng thì phải sống ký sinh. Thế thôi! Trách làm gì?
LÃO MÓC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét