3 tháng 6, 2012

My Fair Lady hay là Sự khác biệt cơ bản của Lãnh tụ dân chủ thực sự và các nhà dân chủ giả hiệu


My Fair Lady hay là Sự khác biệt cơ bản của Lãnh tụ dân chủ thực sự và các nhà dân chủ giả hiệu

Nguyễn Thanh Sơn Khi giáo sư Klaus Schwab, chủ tịch của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hỏi cảm giác của bà sau hai mươi bốn năm, lần đầu tiên lại ngồi trên máy bay rời khỏi Miến Điện,Aung San Suu Kyi, hay “Daw Suu” như người ta gọi bà tại Hội nghị Thượng đỉnh về Đông Á của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cười và kể “khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Suvarnabhumi, cơ trưởng có nhã ý mời tôi tới ngồi ở buồng lái. Và tôi bị choáng ngợp bởi ánh sáng phát ra từ sân bay thủ đô Bangkok. Các bạn cũng biết tôi tới từ Miến Điện, nơi điện vẫn bị cắt luân phiên, và hàng ngày vẫn có các cuộc biểu tình để phản đối cắt điện, cho nên khung cảnh về ánh sáng ở đây để lại cho tôi ấn tượng thế nào. Hai mươi bốn năm trước, tôi từng hạ cánh ở các sân bay như London hay New York, nhưng Bangkok vào những năm đó không có khác gì với Miến Điện bây giờ. Và tôi nghĩ… trời ạ, Miến Điện cần phải có một chính sách năng lượng mới!”

Cử tọa cười ồ lên tán đồng! Daw Suu là vậy, luôn luôn suy nghĩ về tương lai, luôn luôn suy nghĩ về hành động, luôn luôn suy nghĩ về “nhiệm vụ” của người lãnh đạo. (“Ngay từ nhỏ-bà kể- “mẹ tôi đã dạy rằng, tôi phải đặt nhiệm vụ của mình lên trên tất cả, bởi một con người sống không có trách nhiệm thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi phải thừa nhận, trong cả cuộc đời của mình, không phải lúc nào tôi cũng đặt trách nhiệm của mình lên trên tất cả, nhưng tôi luôn luôn cố gắng”). Mặc dù có tới bốn thủ tướng của các quốc gia Đông Nam Á tham dự hội nghị, nhưng tâm điểm của Hội nghị không phải là họ, mà là người phụ nữ khả ái, giản dị, gầy gò, người có giọng nói nhỏ nhẹ nhưng toát lên một trí tuệ sâu sắc và hóm hỉnh này. Suốt 24 năm, chính quyền độc tài quân sự tại Miến Điện cố gắng cách ly bà với thế giới bên ngoài, nhưng không ai trong số các đại biểu ở Diễn đàn này lại có cảm giác bà có một chút “lạc hậu” nào với thế giới. Cứ như bà vừa bước ra từ một Diễn đàn quốc tế khác, và hội nghị này chỉ là một trong nhiều cuộc thảo luận quốc tế mà bà đã tham gia.

Điều gì làm ta có cảm giác đó? Có lẽ, đầu tiên là sự vị tha của Aung San Suu Kyi. Trong suốt thời gian hội nghị, bà không đề cập đến hai mươi tư năm giam lỏng của bà, cũng như những gì Miến Điện đã bị tước bỏ dưới chính quyền độc tài quân sự. “Điều đầu tiên chúng tôi cần là hòa giải dân tộc, một trong những vấn đề phức tạp nhất vì Miến Điện là nước có nhiều dân tộc khác nhau. Hòa giải dân tộc chỉ có thể đạt được trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, dựa trên nền tảng là lòng tin và cách tiếp cận vấn đề một cách ôn hòa”- bà chia sẻ. Là con người của hành động, Aung San Suu Kyi là người rất thực tế và bà không che giấu điều đó “Người ta nói quá trình dân chủ hóa và cải cách ở Miến Điện là không thể đảo ngược”- bà tiếp tục- “Tôi nghĩ, để nó không thể đảo ngược được, chúng tôi cần xây dựng một nền tảng vững chắc, và giáo dục chính là nền tảng đó. Tôi là người thực tế, nên tôi tiếp cận vấn đề giáo dục một cách thực tế. Chúng tôi không cần thứ giáo dục đại học đào tạo ra các thạc sĩ quản trị kinh doanh hay tiến sĩ, những người sẽ thỏa mãn cho cái “danh vị quốc gia” mà chính quyền mong muốn. Tôi muốn nói đến giáo dục cơ bản nhất, thứ giáo dục đem lại cho thanh niên Miến Điện cơ hội được làm việc, có một khoản thu nhập đủ sống, bởi vì vấn đề thất nghiệp trong thanh niên Miến Điện hiện nay đang là một quả bom nổ chậm nguy hiểm nhất. Tôi kêu gọi các nhà đầu tư hãy quan tâm đến các trường đào tạo nghề. Hãy xem từ khi mở cửa, dòng người du lịch nước ngoài đã đổ về Miến Điện, trong khi thanh niên của chúng tôi không được đào tạo để phục vụ khách du lịch, và điều đó đã làm cả hệ thống của chúng tôi quá tải.”

Dù có ảnh hưởng chính trị (và đạo đức) to lớn đối với cử tọa, Aung San Suu Kyi thừa hiểu bà đang nói chuyện với cộng đồng những nhà đầu tư quốc tế, những người luôn luôn đặt quyền lợi của họ lên trước quyền lợi của Tổ quốc bà. Bà cảnh báo “Miến Điện không muốn bị áp đặt mô hình phát triển, dù chúng tôi cũng không muốn bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi cần đầu tư, nhưng chúng tôi không cần thứ đầu tư sẽ đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo, cản trở người dân tiếp cận những lợi ích của cuộc cải cách. Tham nhũng sẽ đi liền với đầu tư, nên trước tiên, chúng ta phải quan tâm đến cải cách hệ thống pháp luật. Không phải thứ luật pháp sinh ra để dành quyền lợi cho một nhóm người, nên đừng chỉ suy nghĩ về luật đầu tư nước ngoài. Miến Điện đã có rất nhiều luật, nhưng nếu không cải cách những điều luật căn bản nhất thì dù Luật đầu tư nước ngoài có ưu đãi quí vị đến đâu, cuối cùng các vị cũng sẽ gặp rất nhiều vấn đề ở khâu thực hiện”

Không phải bàn cãi, Aung San Suu Kyi có ảnh hưởng to lớn tại Hội nghị này. Những phát biểu của bà được đưa ra làm tiền đề cho các cuộc thảo luận nhóm, cho các ý kiến phản biện và tranh luận trên các diễn đàn, nhưng trên hết, từ bà toát ra ảnh hưởng của một thứ “quyền lực mềm” của một lãnh tụ phong trào dân chủ thực sự: quyền lực của sự tha thứ, trí tuệ và đầu óc thực tế. Bà tự cho mình là một người “lạc quan một cách thận trọng” và kêu gọi các đại biểu cần tránh “lạc quan một cách vô trách nhiệm” với tương lai của Miến Điện, nhưng tất cả những người tôi gặp đều tràn đầy hi vọng khi nói về Miến Điện và tương lai dân chủ của đất nước này, niềm hi vọng được họ đặt chủ yếu trên đôi vai mảnh khảnh của Aung San Suu Kyi.

17 Ý kiến:

Lưu Ý :


- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 

- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA 
  1. Ở Viêt Nam Đảng Cộng sản thống trị còn quá mạnh, bao giờ mới có thể có những chuyển biến được như ở Mianmar. Lãnh đạo một nước luôn nghĩ đến bình đẳng, luôn nghĩ đến sự hạn chế chênh lệch giầu nghèo. “Chúng tôi cần đầu tư, nhưng chúng tôi không cần thứ đầu tư sẽ đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo, cản trở người dân tiếp cận những lợi ích của cuộc cải cách”. Những người lãnh đạo Việt Nam có dám nghĩ như vậy không. Có lẽ họ chỉ làm ngược lại. Hố ngăn cách giầu nghèo càng ngày càng sâu thêm, vì đâu? Vì lợi ích nhóm, vì tham nhũng. Những người lãnh đạo kiểu như Đinh La Thăng, Dương Chí Dũng, Phạm Thanh Bình, Vũ Đức Đam,... ngay cả đến phát biểu còn không ra hồn gì; một lũ giòi bọ đục khoét thì làm sao dân ngóc đầu lên được. Bao giờ Việt Nam mới là nước thật sự dân chủ?
    Trả lời
  2. Một bài viết thật chính xác về nhân cách và khả năng của bà Aung San Su Ki .

    Khỏi phải nói, bà là 1 nhà đấu tranh cho dân chủ quá kiên cường . Bà hy sinh gia đình, hy sinh hạnh phúc cá nhân để lo cho hạnh phúc của cả 1 dân tộc .

    Nhưng sự suy nghĩ của bà về tương lai của Miến Điện thật thực tế, thật chính xác . Nói về đầu tư nước ngoài vào Miến Điện bà đã nghĩ ngay đến sự lạm dụng chức quyền của bọn đang nắm quyền cai trị quốc gia để vơ vét cho túi tham của chúng . Mấy năm trước thủ tướng VN qua thăm Miến Điện chắc không quên "khuyên nhủ" các đồng nghiệp Miến là "cứ cho tự do kinh doanh, phát triễn kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, quý vị có thể làm giàu nhanh chóng ... như chúng tôi" .

    Nhưng may mắn cho Miến Điện là sự cải cách dân chủ ở Miến có vẻ trung thực hơn ở VN . Họ lại có bà Su Ki tài giỏi và thực tế . Hy vọng Miến Điện sẽ không bị lọt vào cái bẫy "phát triễn kinh tế cho giai cấp cầm quyền hưởng lợi, chính trị thì vẫn bóp nghẹt, và đa số dân chúng thì vẫn nghèo khó" như VN và China !
    Trả lời
  3. VN nên mời bà AUNG SAN SUU KYI làm thủ tướng
    Trả lời
  4. Toi không biết các nhà lãnh đạo VN có hỏi được gì nơi người phũ nữ Miến Điện tài hoa này
    Trả lời
  5. @Mai ơi là Mai!
    Trước đây tui đã có kiến nghị trên trang DLB đổi 14 đảng viên cấp cao BCT-TW đảng cộng thêm 500 nghị gật quốc hội, tất cả đều thuộc tầng lớp "đỉnh cao trí tệ" cấp nguyên thủ quốc gia chỉ để lấy một mình bà Aung San Suu Kyi,nhà cải cách dân chủ ốm yếu chẳng vĩ đại chút nào của dân tộc Myanma mà cho tới bây giờ vẫn chưa nhận được sự trả lời đấy, người Miến họ còn tỏ vẻ khinh miệt giá trị thực của những kẻ mà tui đề nghị đổi, họ nhổ nước bọt đánh "xoẹt" một cái làm tui tức quá trời.
    Bạn @Mai muốn mời xuông bà ấy về VN làm TT thì của đâu mà có cho Mai??????
    Trả lời
  6. DÂN HÀ NỘI
    Thằng DŨNG không đáng xách dép cho bà này
    Trả lời
  7. VN chưa có ai có thể so sánh với bà Suu Kyi được trong thời điểm hiện tại, nhưng tương lai thì chưa biết. Những viên ngọc quý của VN còn đang bị vùi trong đất. Cách đây 37 năm miền Nam đã đứng đầu trong các nước Đông Nam Á, các bạn trẻ chúng ta hãy can đảm có những giấc mơ lớn cho đất nước.
    Trả lời
  8. V.N CÓ ĐẤY ; Cù huy hà Vũ + Trần huỳnh duy Thức + Lê công Định = AUNG SAN SUU KYI .
    Trả lời
  9. Cho dù có tinh thần dân tộc, nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ mời bà ấy là thủ tướng Việt Nam. Bà ấy xứng đáng là Thầy dạy cho các quan chức "thiếu giáo dục, thừa dục vọng" của Việt Nam. Nếu nói về phát ngôn chính trị, bà ấy là đáng là bậc thầy của ông Nguyễn tấn dũng, bởi sự hiểu biết thông thái, sự nói năng lưu loát tinh thần ái quốc,phát ngôn mang mội dung rõ ràng,... không như phát biểu của toàn bộ các quan chức Việt nam (chính xác là vậy). Nhìn và nghe ngài thủ tướng của chính phủ CSVN (không phải của nước Việt-Nam) phát biểu thì sẽ thấy ngay là ông ta kẻ thiếu hiểu biết về chính trị., tầm nhìn , học thức. Nó thể hiện sự thiểu năng chính trị,hạn chế văn hoá, trơ trẽn về nhân cách. Thật đáng xấu hổ cho một kẻ đại diện cho chính phủ của đảng CSVN
    Trả lời
  10. Chúc mừng nhân dân Myanma và ngưởi thủ lãnh dân chủ tài ba AUNG SAN SUU KYI.
    Thành công của các bạn hôm nay chính là nhở vào sự dũng cảm đấu tranh của AUNG SAN SUU KYI và nhân dân cả nước thoát khỏi vòng cương tỏa của lũ quỉ khát máu đảng csTq. 
    Các bạn đang thẳng tiến trên con đường cải cách dân chủ chắc chắn sẽ đưa đất nước Myanma ngày một gần hơn đến sự ổn định và văn minh của nhân loại.
    Tôi ước ao một ngày nào đó gần đây, lãnh đạo của chúng tôi trên phương diện ngoại giao sẽ không bị rẻ rúng và bị... đuổi nữa, ngược lại cũng sẽ được quốc tế trân trọng và trao tặng nhiều giải thưởng cao quí như vị nữ thủ lãnh dân chủ AUNG SAN SUU KYI của các bạn.

    Buồn vì tủi nhục!
    Trả lời
  11. Chúc mừng Đất nước Miến Điện có một chính khách thật hoàn hảo.Với uy tín và tình yêu nước của Bà AUNG SAN SUU KYI chẳng bao lâu Đất nước nghèo khổ nầy sẽ trở thành một Quốc Gia dân chủ,hùng mạnh.
    Trả lời
  12. Ngưởng mộ quá! Các quý bà lãnh đạo ở Việt Nam phải thực sự tầm cở như bà Daw Suu thì hãy nói đến chuyện phấn đấu vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
    Trả lời
  13. 1 điều cũng đáng ghi nhận thêm nơi đây là phản ứng của chính phủ độc tài Miến Điện trong suốt 24 năm đối phó với bà Su Ky .

    Cũng cùng là 1 bọn độc tài, gian ác như nhau nhưng bọn độc tài Miến Điện còn có 1 điểm lương tâm cao hơn bọn độc tài cộng sản Việt cộng . Trong suốt 24 năm, bọn chính quyền Miến chỉ giam tù bà 1 thời gian ngắn rồi giam lỏng bà Su Ky ở căn biệt thự của bà, chầu chực chờ tống bà ra nước ngoài . Trong 24 năm đó, bọn độc tài Miến Điện chưa bao giờ thuê du thủ du thực ném phân và mắm vào nhà bà Su Ky, chưa bao giờ thuê người lên TV nói xấu, vu khống bà, chưa bao giờ cho du đãng giả thương binh đánh hội đồng bà, chưa bao giờ "mời" bà lên phường lên xã làm việc rồi tạo cớ đánh, giết bà, chưa bao giờ dám bắt trái phép rồi tống giam bà trại phục hồi nhân phẩm 1 cách vô luân, vô luật pháp, không xét xử .

    Người ta biết rằng nếu muốn thì chỉ cần 1 cái vẩy tay của bọn chính quyền quân phiệt Miến thì cũng có 1 bầy du đãng Miến sẵn sàng hạ thủ bà Su Ky để đổi lấy 1 ít quyền lợi nhỏ nhặt . Nhưng họ đã không đến nỗi làm vậy .

    Ít ra độc tài Miến Điện cũng còn có chút danh dự, lương tâm còn sót lại trong người . Còn bọn độc tài CS Việt Nam thì không chừa bất cứ 1 thủ đọan hôi tanh, đê tiện, súc vật nào để tiêu diệt cho được bất cứ ai đối lập lại với chúng . Bọn cộng sản Việt Nam là 1 bọn đê tiện với những hành vi man rợ của thời vô luật pháp xa xưa . Chỉ có đồng tiền và bạo lực là thầy của chúng !
    Trả lời
  14. Tác gỉa bài này nói sai .

    Một nhà dân chủ theo ý của cộng sản là nhà dân chủ hợp tác vơí chính phủ và không tô´ cáo chuyện vi phạm nhân quyền của cộng sản ra cộng đồng quôc´tê´.

    Chuyện mà ngươì ta tô´cáo ra quôc´tê´ lâu nay rôì, cho nên bà âý không cần lập lại trong thơì gian cuộc họp ngăn´này vì có nhiêù lãnh đạo nươc´ khác cần bàn chuyện nươc´ họ.

    Chư´ mà không tô´ cáo ra quôc´tê´lâu nay, làm sao thê´giơí biêt´ chuyện chính phủ Miên´ Điện đã vi phạm nhân quyền.

    Mơí đây không lâu, chính bà Aung San Suu Kyi đã nhiêù lần cảnh báo thê´giơí và tô´ cáo chuyện chính phủ Miên´ Điện còn ngăn cản làm khó việc tụ họp bâù cử và các chuyện khác.

    Bởi vậy ai mà không đọc nhiêù báo quôc´tê´ thì dễ bị xí gạt .
    Trả lời
  15. Nhà dân chủ thì phải có tranh đâú, không nói lúc đó thì nói hay viêt´vào lúc khác, chư´ mà không tô´ cáo phanh phui gì cả về chê´độ độc tài vi phạm nhân quyền, thì còn lâu mơí có thể tạo dư luận trong nhân dân và đôí vơí thê´giơí, để có thể gây áp lực cho sự thay đổi .
    Trả lời
  16. Bà Suu Kyi kêu gọi 'hoài nghi lành mạnh' đối với cải cách ở Miến Điện 

    01.06.2012


    Nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế có sự “hoài nghi lành mạnh” vào lúc nước bà thực hiện những cải cách sau nửa thế kỷ dưới sự cai trị của quân đội.

    Trong một bài diễn văn đọc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Bangkok, khôi nguyên giải Nobel Hòa bình lên án sự thiếu thay đổi trong hệ thống tư pháp thối nát của Miến Điện và nói bà không muốn đầu tư có nghĩa là có thêm tham nhũng và những bất đình đẳng lớn hơn. Thay vào đó bà nói cần phải cải tiến giáo dục cấp hai để tháo gỡ điều bà gọi là “quả bom nổ chậm” về thất nghiệp cao trong giới trẻ.

    Lãnh tụ đối lập tham gia vào một Ủy ban thảo luận về vai trò của du lịch tại Đông Nam Á khi diễn dàn bắt đầu vào ngày thứ Năm tại thủ đô Thái Lan.

    Bà Aung San Suu Kyi đến Thái Lan hôm thứ Ba. Đây là chuyến đi đầu tiên ra ngoài Miến Điện của bà trong 24 năm, sau khi trải qua nhiều năm trong hai thập niên qua bị giam giữ tại gia.

    Hôm thứ Tư bà được sự nghênh đón của hàng ngàn công nhân Miến Điện di trú nghèo khổ đã trốn sang Thái Lan để thoát khỏi nhiều thập niên bị cai trị khắc nghiệt tại quê nhà.

    Bà cũng sẽ gặp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trong chuyến đi này.

    [url]http://www.voatiengviet.com/content/suu-kyi-keu-goi-hoai-nghi-lanh-manh-doi-voi-cai-cach-o-mien-dien/1146036.html[/url]
    Trả lời
  17. Aung San Suu Kyi speaks at the World Economic Forum in Bangkok. Photograph: Barbara Walton/EPA

    Aung San Suu Kyi has urged the international community to exercise "healthy scepticism" as Burma's military rulers embark on reform....

    She said Burma still lacked the rule of law and an independent judiciary. 

    http://www.guardian.co.uk/world/2012/jun/01/aung-san-suu-kyi-healthy-scepticism
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét