9 tháng 12, 2011

‘Biến mất’ trong nhà tù của Stasis tại Đông Đức


‘Biến mất’ trong nhà tù của Stasis tại Đông Đức

 Hành lang bên ngoài xà-lim trong nhà tù Berlin-Hohenscoenhausen được gọi là “tàu ngầm”, bởi vì các xà-lim không có cửa sổ. (Ảnh cung cấp bởi Đài tưởng niệm Hohenschoenhausen)
Hành lang bên ngoài xà-lim trong nhà tù Berlin-Hohenscoenhausen được gọi là “tàu ngầm”, bởi vì các xà-lim không có cửa sổ. (Ảnh cung cấp bởi Đài tưởng niệm Hohenschoenhausen)
Việc hồi tưởng lại nhà tù Berlin-Hohenschoenhausen ở Cộng hòa Dân chủ Đức cũ mang lại những ký ức đau buồn cho những người từng bị cầm tù tại đây bởi những kẻ chiếm đóng Liên Xô từ cuối năm 1946.
Tòa nhà này chính là Trại tù đặc biệt Số 3 trong chế độ Quốc Xã, được sử dụng như một trại tập trung của Phát xít Đức. Các tù nhân bị buộc phải ở trong tầng hầm mà trước đây là căng-tin của nhà bếp, một bên với các xà-lim không có cửa sổ giống như lô cốt, được gọi là “tàu ngầm”.

Các xà-lim ẩm thấp và lạnh lẽo có một bục bằng gỗ và một cái xô được sử dụng như một toa-lét. Một bóng đèn điện không có vỏ bao chiếu sáng 24 giờ một ngày. Sự thẩm vấn chỉ được tiến hành vào ban đêm khi các tù nhân phải chịu đựng sự dọa dẫm và tra tấn. Những cựu tù nhân báo cáo lại sau này rằng họ đã bị buộc phải nhận tội thông qua hình thức tra tấn trong hầm nước.
Người ta tin rằng các tù nhân, bên cạnh những người được coi là nghi phạm dưới thời cai trị của Đức Quốc xã, thì còn lại chính là các đối thủ chính trị, bao gồm đại diện của các đảng dân chủ, như Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), Đảng Dân chủ Tự do Đức (LPD) và Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), cũng như những người cộng sản và các viên chức Liên Xô mà bị coi là không trung thành với Đảng. Toà án quân sự Liên Xô đã kết án đa số họ lao động cưỡng bức dài hạn. Nhiều người trong số họ đã đệ đơn kiện để phục hồi danh dự sau năm 1989 và được công tố viên quân sự Nga tuyên bố vô tội.
Sau năm 1950, Trung tâm giam giữ Berlin-Hohenschoenhausen thuộc về Bộ Công an mật của Đông Đức cũ (MfS hay Stasi). Bộ này tự cho nó là “Lá chắn và Thanh kiếm” của Đảng Xã hội Thống nhất Đức (SED). Họ được chỉ định để ngăn chặn bất kỳ sự chống đối nào chống lại chế độ độc Đảng.
Việc Stasi nắm quyền lực chỉ có thể tồn tại trong một nhà nước toàn trị. Nó có thể mở bất kỳ vụ kiện sơ bộ nào và tùy tiện bắt giữ bất cứ ai. Nó được cấp đồng thời thẩm quyền chung dành cho cảnh sát và công tố viên. Hệ thống tư pháp kiểm soát trung ương của Đông Đức nhìn chung là thực hiện theo chỉ dẫn của MfS. Stasi không chịu sự kiểm soát của Nghị Viện và nó không phải tái xác nhận cho các chỉ thị ở cấp tòa án hành chính.
Ông Carl-Wolfgang Holzapfel là một trong những tù nhân của chế độ cộng sản, người mà thứ Năm vừa rồi đã cố gắng tái hiện cuộc sống trong xà-lim biệt lập của nhà tù trong suốt một tuần, tự mình thực hiện và mặc quần áo tù nhân. Trong cả tuần ấy, ông được theo dõi bởi một Webcast trực tuyến tại trang www.stasi-live-haft.de.
Bằng hành động này, ông muốn cho người dân thế giới thấy những bất công mà ông cùng nhiều người khác đã phải chịu đựng dưới chế độ cộng sản Đông Đức. Ông đã “đầu hàng” vào ngày thứ Bảy. Ông không thể chịu đựng thêm gánh nặng tâm lý khi hồi tưởng lại những gì từng kinh qua.
Theo Đài tưởng niệm Hohenschoenhausen, đã có khoảng từ 200.000 đến 250.000 tù nhân chính trị tính từ năm 1949 tại nhà tù này. Bắt đầu từ năm 1960, Tây Đức đã trả 2,5 tỷ USD để “mua đường” sang phương Tây cho khoảng 35.000 tù nhân. Kể từ khi chiến tranh kết thúc, gần bốn triệu người dân đã trốn thoát từ Đông Đức để tìm tự do ở phương Tây.
Xà lim trông giống như lô cốt trong cái gọi là “tàu ngầm” trong nhà tù. (Ảnh cung cấp bởi Đài tưởng niệm Hohenschoenhausen)
Xà lim trông giống như lô cốt trong cái gọi là “tàu ngầm” trong nhà tù. (Ảnh cung cấp bởi Đài tưởng niệm Hohenschoenhausen)
Xà-lim trong nhà tù Hohenschoenhausen mới. (Ảnh cung cấp bởi Đài tưởng niệm Hohenschoenhausen)
Xà-lim trong nhà tù Hohenschoenhausen mới. (Ảnh cung cấp bởi Đài tưởng niệm Hohenschoenhausen)
Tác giả: Renate Lilge-Stodieck
(Theo The Epoch Times)
Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây.
  • Share/Bookmark
Chuyên mục: Nhân quyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét