Bài toán thực phẩm Tết: dập dịch lo chăn nuôi
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-11-11
Không có vắc xin ngừa cúm gia cầm biến đổi, chăn nuôi gia súc gặp khó khăn vì dịch lở mồm long móng và heo tai xanh, Việt Nam thực hiện “Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường toàn quốc” quyết liệt dập dịch bệnh ổn định chăn nuôi để đủ thực phẩm cho mùa Tết.
Nỗi lo người chăn nuôi
Tổn thất vì dịch bệnh trong chăn nuôi ở Việt Nam từng gây ra cuộc khủng hoảng nguồn cung cấp thịt heo và gà vịt. Một nước nông nghiệp như Việt Nam đã phải nhập khẩu trong năm nay tới 120.000 tấn thịt, trong đó sản phẩm gia cầm chiếm hơn 80%. Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục chăn nuôi từ Hà Nội phát biểu là, doanh nghiệp thấy có lợi thì họ nhập. Ông Giao cho biết thịt gà nhập khẩu không nguyên con, chỉ có đùi, cánh hoặc phần tư con. Thịt heo thì là thịt xay, thịt mảnh nhưng thịt bò thì chất lượng ngon.“Việt Nam không cấm nhập khẩu thực phẩm cũng như thịt, cũng không cho quota vì là thương mại tự do, cứ đúng tiêu chuẩn chất lượng là được vào thôi.”
Ông Hoàng Kim Giao trấn an là Việt Nam đang kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tái đàn nhanh vì người chăn nuôi đã có lời trở lại. Do vậy nguồn cung cấp thực phẩm mùa Tết cho người dân cả nước là dồi dào.
Trang mạng Baomoi.com đưa tin, Cục trưởng Cục thú y Hoàng Văn Năm ngày 8/11 nhận định là, thời tiết chuyển mùa và tình hình nhập lậu gia cầm vẫn diễn biến phức tạp khiến nguy cơ xuất hiện ổ dịch mới vẫn rất cao. Đặc biệt, thời tiết các tỉnh miền Bắc chuyển lạnh làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh đường hô hấp cho đàn lợn, trong đó có bệnh tai xanh.
Về lý thuyết Việt Nam có 300 triệu gà vịt, 28 triệu con heo và hơn 9 triệu trâu bò. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT trong 10 tháng từ đầu năm tới hết ngày 31/10 khoảng 25 ngàn con heo đã phải tiêu hủy khi dịch tai xanh bùng phát tại 13 tỉnh thành.
Bệnh lở mồm long móng cũng xảy ra ở 34 tỉnh làm gần 100.000 gia súc mắc bệnh như trâu bò, heo và dê, số phải tiêu hủy lên tới gần 20.000 con. Riêng dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra 90 ổ dịch tại 22 tỉnh thành với số gà vịt chết hoặc phải tiêu hủy là 141.000 con. Điểm đáng lưu ý là vi rút cúm gia cầm H5N1 đã có thêm một chủng loại mới, xuất hiện song hành tại Việt Nam, trong khi thế giới chưa sản xuất được loại vắc xin có hiệu lực.
-“Vắc xin cho chủng mới class 2.3.2, tôi vừa mới sang Bắc Kinh cách đây hơn một tuần thì hiện nay vẫn chưa có vắc xin mới, vi rút cúm gia cầm H5N1 chủng 2.3.2 xuất hiện ở Nam Trung Quốc và Việt Nam cùng chung một loại thì vẫn chưa có thuốc chủng có hiệu lực.”TS Văn Đăng Kỳ
TS Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng dịch tễ Cục Thú y Việt Nam cho biết:
“Vắc xin cho chủng mới class 2.3.2, tôi vừa mới sang Bắc Kinh cách đây hơn một tuần thì hiện nay vẫn chưa có vắc xin mới, vi rút cúm gia cầm H5N1 chủng 2.3.2 xuất hiện ở Nam Trung Quốc và Việt Nam cùng chung một loại thì vẫn chưa có thuốc chủng có hiệu lực.”
Khó khăn trong phòng chống dịch bệnh
Đáp câu hỏi là trong hoàn cảnh này, ngành thú y sẽ có biện pháp gì để phòng chống dịch cúm gia cầm với vi rút biến đổi tại những nơi xảy ra dịch. TS Văn Đăng Kỳ cho biết đã phát hiện ổ dịch với vi rút chủng class 2 ở Phú Thọ, Thái Bình, Nghệ An và Quảng Trị và có khả năng vi rút lưu hành ở hầu hết các tỉnh miền Trung miền Bắc.
“13 tỉnh ở phía Nam vẫn lưu hành vi rút class1 thì chúng tôi vẫn tiêm phòng, chúng tôi mới nhập 60 triệu liều vắc xin Re5-H5N1, vắc xin này vẫn có tác dụng cho class 1 và chúng tôi chuẩn bị tiêm phòng đợt 2-2011. Đối với các tỉnh miền Trung và miền Bắc thì class 2.3.2 không có tác dụng thì cách giải quyết của chúng tôi là tăng cường hệ thống giám sát.
chúng tôi mới nhập 60 triệu liều vắc xin Re5-H5N1, vắc xin này vẫn có tác dụng cho class 1 và chúng tôi chuẩn bị tiêm phòng đợt 2-2011. Đối với các tỉnh miền Trung và miền Bắc thì class 2.3.2 không có tác dụng thì cách giải quyết của chúng tôi là tăng cường hệ thống giám sát.TS Văn Đăng Kỳ
Chúng tôi cũng có kinh phí nhất định để giám sát sự lưu hành của vi rút, nếu như phát hiện thì chúng tôi sẽ tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh. Thứ hai, chúng tôi tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại các địa phương và phát hiện sớm để xử lý ngay.
Một số ổ dịch đã xảy ra ở các tỉnh phiá Bắc, chúng tôi đã xử lý ngay và dịch đã không lây lan. Ngoài ra trong tháng 11 chúng tôi triển khai công tác gọi là tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng từ ngày 1 đến 30 tháng 11 trên toàn quốc và như thế nó sẽ phần nào tiêu diệt mầm bệnh ở trong môi trường.”
Việt nam với tỷ lệ chăn nuôi công nghiệp 40% và 60% là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ khiến cho việc phòng chống dịch bệnh trở nên khó khăn. Đặc biệt thói quen ẩm thực của đại đa số người dân đô thị ở Việt Nam là sử dụng gà ta nuôi chăn thả dù giá đắt gấp hai gấp ba gà công nghiệp. Một cư dân TP.HCM phát biểu:
“Thịt gà thì ăn gà ta chứ gà công nghiệp mỡ quá không ăn được…hôm trước nhà tôi mua gà ta giá 140.000đ một kg, cân lên bao nhiêu kg thì tính tiền bấy nhiêu.” Vấn đề chăn nuôi tập trung vệ sinh an toàn thực phẩm là mấu chốt để phát triển chăn nuôi tiến tới cạnh tranh được với khu vực. TS Văn Đăng Kỳ, chuyên gia dịch tễ Cục Thú Y Việt Nam nhận định:
Chúng tôi cũng dần dần thay đổi phong tục tập quán và chuyển hướng vấn đề chăn nuôi giết mổ theo hình thức chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi tập trung có kiểm soát nhất là chăn nuôi phù hợp vệ sinh an toànTS Văn Đăng Kỳ
“Sở thích của người dân Việt Nam chúng tôi chủ yếu là thích ăn gà tươi, sống và ăn thịt gà nuôi trong vườn hay gà nuôi thả rông, loại gà nuôi ở địa phương ăn ngon hơn. Chúng tôi cũng dần dần thay đổi phong tục tập quán và chuyển hướng vấn đề chăn nuôi giết mổ theo hình thức chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi tập trung có kiểm soát nhất là chăn nuôi phù hợp vệ sinh an toàn.”
Không có tỷ lệ số lượng gà ta thả vườn là bao nhiêu trong tổng đàn 300 triệu con gia cầm của Việt Nam, nhưng đại đa số người dân lao động, thu nhập thấp và các bếp ăn tập thể đều sử dụng gà công nghiệp, hoặc đùi gà cánh gà nhập khẩu. Saigon Tiếp Thị điện tử ngày 8/11 trích lời ông Nguyễn Thanh Sơn, phó cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, giá thực phẩm đang nhích lên có lợi cho người chăn nuôi. Hồi tháng 10, nguồn cung cấp cao nên giá thực phẩm hạ giảm nhiều, đặc biệt thịt gà có lúc xuống dưới giá thành. Hiện nay giá gà công nghiệp xuất chuồng là 35.000đ/kg nhưng tới tay người tiêu dùng thì trong khoảng trên dưới 50 ngàn đồng/kg.
Người chăn nuôi Việt Nam luôn đối diện nhiều vấn đề, trong đó có con giống, thức ăn chăn nuôi và dịch bệnh. Khi dịch bệnh bùng phát mà không kiểm soát được thì người chăn nuôi phá sản nợ nần cũng tương tự như gặp thiên tai phải bán tống bán tháo để chạy lũ, khi chăn nuôi có lời thì nhu cầu tái đàn cao giá con giống sẽ tăng vọt nhà cung cấp được lợi nhưng người nuôi mới phải đầu tư nhiều hơn. Gặp khi thương nhân Trung Quốc mua vét để xuất về Hoa lục đẩy giá lên cao như hiện nay thì chính phủ sẽ có biện pháp để can thiệp. Chăn nuôi có lời và đủ khả năng tái sản xuất luôn là một bài toán nhiều ẩn số của hàng triệu người Việt Nam.
Theo dòng thời sự:
- UN Agency cảnh báo một chủng virus mới biến thể từ H5N1
- World Bank giúp Việt Nam chống cúm gia cầm
- Việt Nam giám sát chặt vi rút H5N1 biến đổi
- Cúm gia cầm biến đổi Việt Nam ngừng tiêm phòng
- Quảng Ngãi công bố dịch cúm gia cầm
- Phải mất ít nhất 10 năm mới diệt được vi rút H5N1
- Dịch bệnh trên người và gia cầm diễn biến phức tạp
- Cúm H5N1 tái phát ở miền Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét